0981839184

Một Số Lỗi Thường Gặp Khi Phun Sơn Tĩnh Điện Và Cách Khắc Phục

bàn chân sắt sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn tĩnh điện hiện tại đang phổ biến rộng rãi trong mọi lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng, đặc biệt là trong thị trường nội thất ( sắt sơn tĩnh điện, bàn chân sắt,…). Tuy rằng việc phun sơn tĩnh điện đơn giản và hiệu quả hơn sử dụng sơn thường, nhưng cũng không tránh khỏi một số lỗi sơn tĩnh điện với những nguyên nhân khác nhau. Chính những điều này làm cho sản phẩm kém đi chất lượng và bạn muốn khắc phục điều đó? vậy hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Nguyên Mộc Décor về một số lỗi thường gặp khi phun sơn tĩnh điện và cách khắc phục.

một số lỗi khi phun sơn tĩnh điện

Bề mặt sơn nổi bong bóng, phồng rộp

Một trong các lỗi sơn phổ biến nhất chính là hiện tượng bề mặt nổi bong bóng, phồng rộp. Hiện tượng này xảy ra do một số nguyên nhân như: sơn kém chất lượng nên bốc hơi nhanh, quá trình sấy không kỹ dẫn đến những chỗ bị ẩm, khoảng một thời gian sau sẽ bị nổi bong bóng.
Để khắc phục được trường hợp lỗi sơn này thì việc đầu tiên bạn cần làm là đánh nhám lại các vị trí bị phồng rộp, sau khi đã đánh nhám thật kĩ thì tiến hành sơn lại. Để tránh việc gây ra lỗi như ban đầu bạn cần chú ý thời gian giữa các lần sơn, và thời gian sấy khô vừa đủ.

Bẫy không khí

Khi sơn tĩnh điện sẽ có một số chỗ trên bề mặt bị ướt, bọt không khí không thoát được sẽ xuất hiện trên bề mặt, đấy được gọi là hiện tượng bẫy không khí. Bẫy không khí xuất hiện nguyên nhân là do súng phun tập trung một chỗ quá lâu và chế độ súng phun sơn tĩnh điện điều chỉnh không phù hợp.
Để khắc phục hiện tượng này cũng cần đánh nhám, sau đó phủ một lớp sơn lót và đánh bóng bề mặt.

Lỗi sơn tĩnh điện do phản ứng hóa học tạo nên vết bẩn trên bề mặt

Trong một môi trường bị nhiễm bẩn cũng có thể xuất hiện một số hiện tượng do phản ứng hóa học tạo nên như: xuất hiện những đốm màu không đồng nhau, hiện tượng axit hóa.
Đối với hiện tượng này bạn có thể khắc phục bằng cách sau: Lỗi nhẹ có thể sử dụng xà phòng và chất tẩy rửa để rửa sạch cùng nước nóng, trường hợp bị lỗi nặng phải sử dụng đến giấy nhám để đánh sạch vết bẩn rồi phun lại sơn tĩnh điện.

Bề mặt bị nổi mắt cá

Khi vệ sinh không sạch hay vẫn bám dầu mỡ, hoặc silicon sẽ xuất hiện hiện tượng nổi hạt mắt cá trên bề mặt.
Cách khắc phục: Nếu sơn đã khô thì bạn cần phải đánh nhám thật kỹ, sau đó sẽ phủ sơn tĩnh điện. Còn đối với trường hợp bề mặt vẫn ướt thì nên loại bỏ đi chất dung môi, vệ sinh thật kỹ rồi phủ lại sơn tĩnh điện.

Xuất hiện những vết xù xì trên bề mặt khi sơn khô

Đây là hiện tượng xảy ra khi sơn tĩnh điện lại trên bề mặt sản phẩm, lớp sơn mới đè lên lớp sơn cũ gây ra những vết xù xì trên bề mặt sau khi sơn khô.
Để khắc phục được điều này bạn phải đánh nhám thật kĩ và thật sạch những chỗ xù xì rồi phủ lại sơn tĩnh điện. Đối với lớp sơn cuối nên phủ một lớp vừa phải và không nên để quá ướt.

Bề mặt sản phẩm bị loang màu

Trong môi trường độ ẩm quá cao dễ xuất hiện những vết loang màu trắng đục sau khi sơn tĩnh điện, tỉ lệ dung môi không chuẩn hoặc sơn khô quá nhanh thì vết loang càng lớn.
Khắc phục vấn đề này buộc phải đánh nhám nếu vết loang quá lớn, rồi sơn tĩnh điện lại. còn vết loang nhỏ không đáng kể thì chỉ cần đánh bóng, sau đó sấy cục bộ những vị trí loang màu.

Bám bụi

Hiện tượng này xảy ra khi vệ sinh bề mặt chưa được sạch sẽ, bộ lọc khí không tốt, môi trường quá nhiều bụi bẩn khiến việc sơn tĩnh điện bị xuất hiện những đốm bụi bẩn bám vào bề mặt sơn.
Cách khắc phục là dùng nhám đánh đi rồi đánh bóng lại sản phẩm.
Trên đây là một số lỗi thường gặp khi phun sơn tĩnh điện và cách khắc phục đơn giản dành cho mọi người tham khảo. Tuy nhiên, khi phun sơn các bạn cũng nên kĩ càng từ khâu làm sạch bề mặt cho đến phun sơn để mang lại những sản phẩm chất lượng cao, và giảm tránh tình trạng xuất hiện lỗi trên bề mặt sản phẩm sau khi sơn.

2 thoughts on “Một Số Lỗi Thường Gặp Khi Phun Sơn Tĩnh Điện Và Cách Khắc Phục

  1. Cao Cường says:

    Bài viết rất bổ ích khi đưa ra được những lỗi trong quá trình phun sơn tĩnh điện và cách khắc phục nó một cách đơn giản nhất.

  2. Lê Thanh Tùng says:

    Trong quá trình phun sơn tĩnh điện, lỗi mình mắc phải nhiều nhất chính là bề mặt sơn nổi bong bóng, phồng rộp.

Comments are closed.