0981839184

Công Nghệ Sơn Tĩnh Điện Và Cuộc Cách Mạng Với Đồ Nội Thất Gỗ

công nghệ sơn tĩnh điện và cuộc cách mạng đồ nội thất gỗ

Cùng với phong trào DIY (Do It Yourself) và chân sắt, công nghệ sơn tĩnh điện trở nên phổ biến hơn trong thị trường nội thất đồ gỗ như làm bàn chân sắt, chân sắt sơn tĩnh điện,… Để hiểu rõ hơn về công nghệ sơn tĩnh điện và cuộc cách mạng với đồ nội thất gỗ, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Nguyên Mộc Décor.

Công nghệ sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột của nó, khi phun sơn tĩnh điện nó sẽ được tích một loại điện tích dương ( + ) qua một thiết bị được gọi là súng phun sơn tĩnh điện. Đồng thời, phía vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích âm ( – ) tạo ra hiệu ứng bám dính giữa bột sơn và vật sơn.

công nghệ sơn tĩnh điện là gì
Ngoài ra, sơn tĩnh điện chính là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt những chi tiết cần che phủ có 2 loại chất dẻo phổ biến trong sơn tĩnh điện chính là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng. Nhựa nhiệt dẻo chính là chất hình thành một lớp phủ mà không cần phải trải qua quá trình biến đổi cấu trúc phân tử (như polyetylen, polypropylene, nylon, polyvinyclorua và nhựa nhiệt dẻo polyester), còn nhựa nhiệt rắn được xếp chéo qua nhau tạo ra một lớp màng vĩnh cửu chịu nhiệt và sẽ không bị tan chảy lại (epoxy, hybrit, uretan polyester, acrylic, polyester triglycidyl isoxyanuric).
Công nghệ sơn tĩnh điện có tên gọi tiếng anh là Electro Static Power Coating Technology, đây là một công nghệ hiện đại được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950. Qua nhiều lần cải tiến về quy trình, thiết bị và bột sơn thì công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng được hoàn thiện về chất lượng và mẫu mã.

Ứng dụng sơn tĩnh điện trong nội thất đồ gỗ

Một trong những bước đột pha mạnh nhất của công nghệ sơn tĩnh điện trên thị trường nội thất chính là sơn tĩnh điện trên bề mặt một loại gỗ nhạy cảm với nhiệt độ, đó là gỗ MDF. Hiện nay, theo xu hướng DIY ( Do It Yourself ) các loại chân sắt được phun sơn tĩnh điện như chân sắt hairpin, chân gang đúc,…kết hợp cùng mặt bàn gỗ có thể tạo nên vô số sản phẩm trang trí nội thất như bàn trà, bàn ăn, bàn làm việc, ghế, kệ,…Nhờ công nghệ phun sơn tĩnh điện mà các sản phẩm chân sắt có thể làm được các loại sản phẩm ngoài trời mà không sợ bị ảnh hưởng do các tác nhân môi trường, bền, đẹp và không gỉ. Càng ngày thì công nghệ phun sơn tĩnh điện càng phát triển và phổ biến rộng rãi trên mọi lĩnh vực phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.

ứng dụng sơn tĩnh điện trong nội thất đồ gỗ

Cuộc cách mạng giữa sơn tĩnh điện và đồ nội thất gỗ

Sơn tĩnh điện là loại sơn không chứa bất kỳ chất dung môi có hại nào và đặc biệt nó không phát ra chất hữu cơ dễ bay hơi dạng rắn hoặc lỏng ( VOCs ) làm ô nhiễm không khí, nên rất thân thiện với môi trường. Ngoài ra, sơn tĩnh điện còn bền và hấp dẫn đối với các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Quy trình sơn tĩnh điện là một quy trình sạch sẽ, phần bột sơn có thể tái sử dụng cho lần sau, đây là một công nghệ tiết kiệm được chi phí và hiệu quả. Các ứng dụng và kỹ thuật được sử dụng để áp dụng các lớp sơn này đơn giản nên khiến nó trở thàng lựa chọn được yêu thích trong ngành công nghiệp.

cuộc cách mạng giữa sơn tĩnh điện và đồ nội thất gỗ
Do có một số yếu tố nên thị trường sơn tĩnh điện sẽ được chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong thập kỉ tiếp theo, bao gồm sự gia tăng công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đô thì hóa tăng nhanh sẽ dẫn đến nhu cầu về xe hơi, đồ đạc, đồ gia dụng ngày càng tăng. Công nghệ sơn tĩnh điện cũng theo đó mà phát triển rộng rãi hơn bởi những ưu điểm nổi trội của nó như: tiết kiệm chi phí, bền, độ thẩm mỹ cao, thân thiện môi trường,…
Do có tiến bộ trong công nghệ nên hoạt động nghiên cứu và phát triển luôn được diễn ra liên tục. Cùng với sự phát triển thì tại các khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu, ngành công nghiệp sơn tĩnh điện trở nên phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, các khu vực như Châu Á – Thái Bình Dương cũng có nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp sơn tĩnh điện, đặc biệt là thị trường nội thất vì nền kinh tế có sự tăng trưởng mạnh.
Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn về ngành công nghệ sơn tĩnh điện.

2 thoughts on “Công Nghệ Sơn Tĩnh Điện Và Cuộc Cách Mạng Với Đồ Nội Thất Gỗ

  1. Phương Anh says:

    Mình cũng lựa chọn những chiếc chân sắt được phun sơn tĩnh điện để làm chân bàn ngoài trời vì rất bền

  2. Thanh Tú says:

    Mình cũng đang nghiên cứu qua về công nghệ sơn tĩnh điện, đặc biệt chú ý việc ứng dụng sơn tĩnh điện trong thiết nội thất

Comments are closed.