0981839184

Những Câu Hỏi Thường Gặp Của Công Nghệ Phun Sơn Tĩnh Điện

chấn sắt sơn tĩnh điện

Công nghệ phun sơn tĩnh điện ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng, sơn tĩnh điện đang rất thu hút trên thị trường hiện nay và được ứng dụng khá phổ biến trong các nhóm ngành nghề khác nhau. Đối với những nhà sản xuất, doanh nghiệp có ý định lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện chắc hẳn đều có những băn khoăn về việc ứng dụng công nghệ này và cách vận hành của nó. Bài viết dưới đây của chanhairpin.com sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi sơn tĩnh điện.

những câu hỏi về công nghệ phun sơn tĩnh điện

Có những đối tượng sơn tĩnh điện nào?

Hầu hết các sản phẩm được làm từ kim loại mới sử dụng đến sơn tĩnh điện, vì kim loại cần giảm khả năng bị ăn mòn, giữ được độ bền, đẹp ở nhiệt độ cao hoặc quá ẩm ướt, đặc trưng nhất vẫn là một số sản phẩm sau:
– Vỏ kim loại của các tủ điện, các kệ chứa hang, cửa sắt, chân bàn sắt,….
– Những sản phẩm dùng trong nội thất như tủ đồ, bàn chân sắt, tay cầm cầu thang,…
– Các sản phẩm phục vụ cho công trình xây dựng
– Khung nhôm kính
– Sản phẩm cơ khí đặt theo đơn hàng
Ngoài những đối tượng đặc trưng nêu trên, công nghệ sơn tĩnh điện còn được áp dụng trong các ngành chế tạo máy móc, đồ gia dụng và cũng có thể là các vật liệu từ gỗ, nhựa,…để mang lại một sản phẩm bền màu, bóng đẹp.

Công nghệ sơn tĩnh điện khác với sơn thường như thế nào?

Công nghệ sơn tĩnh điện so với sơn thường có phần ưu việt hơn, sơn tĩnh điện sẽ sử dụng đến súng phun sơn mà không phải quét sơn bằng tay. Nhờ súng phun sơn tĩnh điện mà các màu được mix với nhau theo điều chỉnh, đơn giản và tiết kiệm được thời gian. Ngoài ra, đối với sơn thường cần phải có một lớp sơn lót nhưng sơn tĩnh điện thì không cần, điểm này cũng chính là ưu thế của công nghệ sơn tĩnh điện.

Ưu điểm của sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện có một số ưu điểm vượt trội như:
–  Độ bám của bột sơn vào sản phẩm đạt đến 90%, sơn dư thừa có thể tái sử dụng,
–  Quá trình phun sơn có thể không cần dùng đến sơn lót và được diễn ra nhanh chóng,
–  Thời gian thực hiện sơn tĩnh điện cho sản phẩm được rút ngắn,
–  Quy trình thi công phun sơn tĩnh điện trở nên dễ dàng hơn khi sử dụng thiết bị súng phun sơn tĩnh điện,
–  Thợ sơn khi bị bám sơn trên người thì có thể dễ dàng vệ sinh,
–  Sản phẩm sau khi phun sơn tĩnh điện sẽ có tuổi thọ lâu, độ bóng bền, đẹp,
–  Sản phẩm sau khi phun sơn tĩnh điện có khả năng cách điện tốt,…

Cách khắc phục lỗi khi phun sơn tĩnh điện

Trong bất kì một công nghệ nào cũng không thể tránh khỏi những sai lầm gây ra lỗi trong quá trình sản xuất. Lỗi do sơn tĩnh điện gây ra đối với sản phẩm đa phần chính là do quá trình xử lý bề mặt sản phẩm không được đảm bảo. Tuy nhiên, để khắc phục lỗi không khó, chỉ cần dùng nhám đánh ráp lại vùng bị lỗi trên sản phẩm, sau đó phủ lại sơn lên trên là xong.

Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn có quan trọng?

Công đoạn này rất quan trọng đối với việc sơn tĩnh điện, sơn thường sẽ không cần, nhưng sơn tĩnh điện không được xử lí tốt thì sản phẩm về sau sẽ không đạt chất lượng cao. Nếu bề mặt sản phẩm quá trình xử lý không tốt, sau khi phun sẽ dẫn tới một số lỗi như sần sùi, nổi bóng cá, bụi bẩn,…

Vì sao sử dụng công nghệ phun sơn tĩnh điện lại tiết kiệm chi phí?

Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì nó sử dụng bột sơn khô, khi thực hiện có lượng sơn dư thừa có thể thu hồi sử dụng tiếp cho lần sau, còn sơn thường không thể làm được điều này. Đây chính là lí do vì sao khi sử dụng phun sơn tĩnh điện lại có lợi ích về kinh tế.

Cách thu hồi bột sơn bằng bộ lọc như thế nào?

– Hệ thống thu hồi bột sơn: dùng Filter hoặc Cyclone
– Cách sử dụng lại bột sơn cũ: Để có thể sử dụng bột thu hồi hiệu quả nhất bạn phải trộn bột cũ với bột mới theo tỉ lệ 1:1. Nếu trong bột thu hồi có lẫn tạp chất hoặc độ tích điện yếu thì phải sử dụng đến máy rây bột.

Cách bảo quản bột sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện có dạng bột khô, không chứa dung môi và không sợ cháy nổ nên rất an toàn. Chính vì vậy, để bảo quản bột sơn tĩnh điện bạn chỉ cần đáp ứng một số điều kiện sau để sơn được tốt và hiệu quả khi sử dụng:
– Để bột sơn bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát
– Nhiệt độ bảo quản hợp lí dưới 33oC (rất phù hợp với thời tiết và khí hậu của Việt Nam)
– Bột sơn khi sắp xếp chỉ nên chất cao tối đa là 5 lớp.
Trên đây là một số câu hỏi và trả lời thường gặp mà nhiều người sẽ thắc mắc khi áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện trong sản xuất. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong công việc cũng như cuộc sống!